Duyên. Nợ.

Bạn Thỏ, 30 năm sau.....

Lecture Serie magnify


Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket PhotobucketPhotobucket
Và bạn Trà, 25 năm nữa...
PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
Một trời, một vực, khác nhau đến cả không khí để thở. Vậy mà....
Thế mới biết sức mạnh của duyên nợ là gì, nhỉ?

Chiếc xe hơi của bạn Tút




Buổi chiều mẹ chat với M2 và bỏ lửng câu chuyện để đi đón con. Lòng còn nặng trĩu là thế... vậy mà mọi thứ đã kịp trút bỏ khi mẹ vừa lấp ló ngay cửa lớp, vừa mong con ngẩng đầu lên và gọi lớn "A, mẹ tới rồi!!!". Hai mẹ con hí hửng dắt tay nhau xuống cầu thang thì gặp một chiếc xe hơi đỗ xịch trước cổng. Người mẹ ngồi im lặng trong xe. Còn chú tài xế thì xăm xăm đi vào trường.

Bạn Trà khá thắc mắc

_ Đây là trường của con, sao chú vào đó làm gì?

_ Chú vào đón bạn mà, con!

Bạn ra vẻ quan trọng:

_ Chú đón bạn nào vậy mẹ?

_ Mẹ không biết!

Hai mẹ con lúi húi mang giầy, lúc gần xong thì thấy chú ấy dắt tay một bạn xuống. Bạn đẹp trai, cao lớn, trắng trẻo, mặt lạnh tanh. Khi ngang qua Trà Sữa, bạn nhìn một cái, mặt vẫn lạnh tanh, rồi đi một nước ra chiếc xe đang đỗ. Mẹ bạn mở toang cửa xe, giang tay đón bạn, thì lúc này mới thấy bạn cười.

(Đến bây giờ mẹ vẫn không hiểu vì sao là chú tài xế- mà không phải bà mẹ sang trọng kia- làm cái công việc lên tận lớp đón bạn ấy)

_ Con biết anh ấy- Trà Sữa thì thầm

_ Vậy à? Anh ấy là ai vậy?

_ Anh Tút, học lớp Chồi.

_ Thế anh ấy có biết con không?

_ Con không nói chuyện với anh ấy đâu mà anh ấy biết con?! (vừa nói vừa nhíu mày)

(Cũng chảnh thấy ớn)

Xe anh Tút vừa phóng đi thì mẹ cũng vừa rồ máy. Trà vẫy vẫy tạm biệt chú bảo vệ rồi quàng tay ôm mẹ thật chặt

_ Mẹ à, sao anh Tút lại đi xe hơi hả mẹ?

Tiếng con hòa lẫn vào tiếng xe cộ ồn ã trên đường, nghe nhẹ bẫng. Tự dưng mẹ nhớ có một lần, một người bạn bảo mẹ rằng chú ấy sẽ cố gắng sắm xe hơi. Mẹ bảo, nếu chú có khả năng thì chú hoàn toàn có thể quyết định điều đó, việc gì phải "cố gắng"? Cố gắng là vì ngay cả khi người ta không có khả năng, người ta vẫn mong muốn đạt được nó. Và lý do đưa ra khiến mẹ không thể tin được: vì những đứa trẻ. Chú bảo người lớn thì có sự phân cấp giàu-nghèo, còn trẻ con nó không biết phân biệt điều đó. Nó xem mọi giá trị là như nhau, và nó sẽ hỏi nhưng câu kiểu như: vì sao bạn đi xe hơi, còn nó phải đi xe máy? Nó sẽ lờ mờ nhận ra những bất công trong cuộc đời này. Và đó là điều chú không bao giờ muốn.

Nhiều năm sau, chú vẫn chưa có vợ-con, và tất nhiên là vẫn chưa sắm xe hơi!

Mấy hôm trước, mẹ đi mua bột cho em Thỏ, hỏi cái thứ bột em vẫn hay ăn thì bà bán hàng bảo:

_Tụi tui không dám lấy bột đó nữa. Bán không được cô ơi. Thời buổi lạm phát, người ta cơm còn không có mà ăn, lấy đâu tiền mà mua loại bột xa xỉ đó cho con ăn!

Tự dưng mẹ thấy nóng mặt. Vì ngượng. Sau đó mẹ thử cho em ăn một loại bột khác, không phải vì nó rẻ tiền hơn, mà vì nó hợp với khẩu vị của em hơn. Em ăn vui vẻ, lại có phần ngon miệng nữa. Nghĩ nghĩ lại câu nói của người bạn mẹ, ở cái vế này thì thật là đúng: trẻ con thì làm gì biết đến "đẳng cấp".

Vài tuần trước nữa, nghe đồ chơi Barbie và Lego có một đợt big sale hùng hậu nhất từ trước đến nay, mẹ cũng lóc cóc chạy đến, chen chân không muốn lọt vào cái cửa hàng ken chặt người trên đường Kỳ Đồng. Nhiều bà mẹ tranh nhau chí chóe một hộp đồ chơi sót lại trong cùng một đợt hàng với giá quá ư hấp dẫn. Có bà mẹ thì tranh thủ vét những con búp bê trong bộ sưu tập "Búp bê tháng" mà con mình còn thiếu. Một bà mẹ khác làm quen với mẹ và kể rằng sẽ mua cả búp bê grandfa, búp bê grandma cho mấy con Barbie ở nhà có bố mẹ, ông bà để làm một đại gia đình. Thiệt tình là lúc đó mẹ thấy vui lắm, hào hứng lắm, và nghĩ: những đứa trẻ thật là hạnh phúc, vì chúng có cha mẹ yêu thương chúng nhiều như vậy! Rồi mẹ chẳng ngần ngại, vét tiền mua cho con 3 bộ barbie vô cùng xinh đẹp. Cứ nghĩ đến gương mặt sung sướng của con là mẹ cười mãi trên đường về.

Nhưng phản ứng của con khiến mẹ hụt hẫng. Con chẳng màng đến những món quà mẹ mang về, lại còn suỵt suỵt "Mai mốt mẹ đừng mua đồ chơi này nữa nhé! Con không thích!". Mẹ dỗ dành kiểu gì cũng nhất quyết không chơi. Những cái hộp còn nguyên mác giờ nằm chỏng chơ trên kệ. Mẹ thấy buồn. Không phải vì con từ chối chúng, mà vì mẹ đã không nhớ rằng, trẻ con nó không biết thế nào là đắt hay rẻ, sang hay hèn, giàu hay nghèo. Nó chỉ chọn những cái nó thấy phù hợp. Và mẹ, một người đã lớn, và biết bao nhiêu người đã lớn khác, mãi chạy theo những giá trị vật chất phù phiếm để tô hồng cái gọi là "đẳng cấp" của mình, mất bao lâu mới ngộ ra được cái điều đơn giản đó?

--------------

Chiều hôm qua, con hỏi:

_ Vì sao bạn Tút lại đi xe hơi?

rồi còn:

_ Vì sao mình không đi xe hơi giống bạn Tút?

Mẹ chỉ muốn nói với con rằng:

_ Ơ, sao con không hỏi "Vì sao bạn Tút không đi xe máy giống như mình?"

Bạn Tút đi xe hơi thì bạn Tút cũng về đến nhà. Mình đi xe máy thì mình cũng về đến nhà. Cái xe, bản thân nó chỉ là một phương tiện. Hãy để nó phục vụ mình, chứ đừng để mình phải lệ thuộc vào đẳng cấp phù phiếm mà nó mang lại. Em Thỏ ăn bột đắt tiền cũng không làm em no hơn. Trà Sữa chơi đồ chơi hàng hiệu có vui hơn trò nặn đất sét lấm lem tay chân không?

Mẹ đã tìm được câu trả lời nhưng mẹ không nói ra với con vội. Mẹ chỉ viết lại để một ngày con sẽ đọc được và hiểu mẹ nhiều hơn. Còn hôm qua, có nhớ mẹ đã nói với con những gì không? Mẹ hỏi, "Trà Sữa thích đi xe hơi à? Thế thì con phải học giỏi, kiếm được thật nhiều tiền, rồi con mua xe hơi chở mẹ đi chơi nhé!"

Và con đã hứa với mẹ rồi đấy nhé!

------------------------------

Pix: Chỉ là khoe hình mẹ con mình lên báo thui, cũng không liên quan mấy nhỉ? Trà trong ảnh 18 tháng, mẹ còn gầy, còn trẻ, còn...ẹp...

Sổ liên lạc

Mẹ bắt đầu có thói quen xem sổ liên lạc của con vào mỗi chiều thứ 6. Nó gần như là kênh thông tin đắc lực nhất giữa nhà trường - gia đình, và nhờ nó, mẹ có thể hình dung một cách tổng quát những gì mà con đã thu lượm được trong suốt những ngày học hành "vất vả" vừa rồi.

Chụp lại cho ba theo dõi tình hình con gái nè

Mặt tiền nè:



Nội thất nè:


Trang đầu tiên là thời khoá biểu của cả năm học.

Trang thứ 2 là thực đơn các món ăn trong tuần. Đây là thực đơn của tuần tới nè:



Chương trình giáo dục trong tháng cũng được cập nhật chi tiết



Cả chương trình sinh hoạt hè nữa nè:



Thứ 6 hàng tuần, mẹ lại háo hức đọc những dòng nhận xét của giáo viên chủ nhiệm về cô nhóc đó. Đây là nhận xét của tuần trước:



Và nhận xét của tuần này:



Mà ngộ hen, tự dưng đi học mới có mấy tuần, mẹ thấy cô nhóc đó chẳng còn "nhóc" tí nào nữa cả....
Ba có thấy zậy hông?????





Những câu chuyện nhỏ (7)

Vậy là cô nhóc đó đi học được 3 tuần rồi. Có những thứ đã được rèn thành thói quen: những buổi sáng dậy thật sớm, cả mẹ cả con cột chặt vào nhau bằng một sợi đai quấn quanh bụng, đèo nhau trên một chiếc xe và phóng một chặng đường gần 3 cây số để đến trường, những buổi chiều mẹ lấp ló sau cửa lớp để nhìn trộm xem con đang làm gì, có vỡ òa vui sướng khi trông thấy mẹ không, những buổi tối con tự động tắt tivi, ôm bình sữa tu một mạch, đi đánh răng và tự chui vào góc của mình, ngủ. Những thói quen dễ dàng có mà sao đáng yêu đến lạ kỳ!

Trà đi học, ngoan và trưởng thành hơn biết bao nhiêu. Đã biết tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, tự chải đầu, cột tóc, tự đi vệ sinh....Ngoài những thứ liên quan đến bản thân thì còn biết chăm sóc một kẻ yếu đuối mong manh khác- là mẹ.

"Mẹ uống thuốc chưa?", "Mẹ có mệt không?".... là những câu rất hay nghe.

Có hôm ngoại mắng mẹ 1 vụ gì đó mà Trà vội vàng chạy lại ôm ngoại, giọng khẩn khoản lắm "Ngoại đừng la mẹ con nha ngoại, tội nghiệp con lắm ngoại ơi". Và ngoại chỉ biết im lặng, trong khi mẹ mát lòng mát dạ biết chừng nào!

Con đang lớn, phải chăng từ 3 tuần lăn xả vào một môi trường khác không phải nhà mình?

-------------------------------------------------

NHỮNG CÂU CHUYỆN NHỎ (LƯỢM LẶT TỪ TRƯỜNG MẪU GIÁO)

1. Cô giáo dạy cả lớp nặn đất sét, hình con cá. Con cá có đầu, mình, đuôi, và 2 vây. Con cá của bạn Trà cũng có tất cả những thứ đó, nhưng nó đều... hình tròn và bằng nhau. Ráp tất cả lại, cứ tưởng con đang nặn một bông hoa, có nhụy, và các cánh xung quanh. Nhưng Trà vẫn khăng khăng:

_ Con cá đấy ạ! Con cá của con màu xanh biển

_ Ừa, con cá của con ngộ quá hén.

Ngộ nhất là sau đuôi con cá của bạn có thêm 3 viên tròn tròn nho nhỏ nữa.

Cô giáo hỏi:

_ 3 viên đó là gì vậy con?

_ À, đó là bong bóng. Bong bóng con cá thở ra đó

Ngộ thiệt hen, có ai thấy con cá thở bong bóng bằng... đuôi chưa nhỉ?

2. Hôm sau, bạn Trà lại được cô dạy cắt dán con gà bằng 2 vòng tròn to và nhỏ. Trà làm 2 con gà màu vàng, thêm 1 con màu xanh lá cây. Bạn bảo "Cô giáo quên mua màu xanh biển cho con rùi. Con thích màu xanh biển mà không có, nên con làm đỡ con gà màu xanh lá cây". Sau đó bạn vẽ thêm ông mặt trời... bên dưới mặt đất. Ông mặt trời không ở trên cao vì ông muốn xuống đất chơi với các bạn gà, vui hơn!

Nhưng vấn đề là, bạn không thích gọi các con vừa làm là con gà. Bạn bảo, Trà dán con quỵch mà. Con đó là con quỵch mà!

Thế con quỵch của Trà nó kêu làm sao nè?

_ Nó kêu zầy nè. Nó kêu Ò ó ooooooo

3. Ngoài chuyện con quỵch rất ngớ ngẩn kia ra, bạn Trà dùng từ và ngữ cảnh rất chính xác, có khi còn chỉnh cả cô giáo nữa.

Có hôm bạn Mi ăn gần xong thì muốn nôn. Cô giáo thấy Mi có dấu hiệu ọe ọe bèn vội vã đánh lạc hướng để Mi quên đi chuyện buồn nôn:

_A, Mi nhìn xem bên ngoài kìa, các anh chị lớp Mầm chơi vui quá kìa.

Bạn Trà ngồi ở phía bên kia, nghe thế liền ồ ồ lên tiếng:

_ Các anh chị lớp Chồi, không phải các anh chị lớp Mầm đâu ớ. Lớp Mầm là lớp này mờ!

_ À quên, cô xin lỗi nhé, các anh chị lớp Chồi đang chơi ngoài kia. Lớp Mầm là lớp của mình mà hen.

Gật gù gật gù...

4. Trà thật ra là vẫn thích chơi với lớp Chồi hơn. Vì vóc dáng của Trà cũng ngang ngửa với mấy anh chị bên đó, hơn nữa lớp Chồi đã lớn, các bạn có thể chơi với nhau rất vui. Còn lớp Mầm của Trà, có một vài bạn vẫn chưa biết chơi tập thể. Khi Trà đến rủ bạn chơi cùng, bạn đều tưởng là Trà giành đồ chơi nên khóc thét lên. Rốt cuộc, ở lớp này, Trà hầu như không có bạn.

Nên mỗi khi sinh hoạt chung các lớp, Trà đều lẻn qua đứng cạnh các bạn lớp Chồi. Có hôm cô giáo thấy Trà nắm tay một bạn bên lớp Chồi ra hành lang ngắm cảnh và nghe lỏm được một câu:

_ Phong cảnh ở đây thật là đẹp!

Lãng mạn như phim Hàn ớ

5. Ngày đầu tiên, cô giáo đút cho Trà ăn. (Giờ thì bạn đã tự xúc được rùi). Bạn bảo:

_ Cô đút cho Trà nhỏ nhỏ thôi nghen. Đút bự là Trà bị đau bao tử giống dì Út ớ.

Lúc về, cô giáo hỏi mẹ "Trong nhà Trà có dì Út bị đau bao tử hở?". Mẹ xác nhận là có.

Mấy hôm sau, cô giáo lại hỏi mẹ tiếp "Trong nhà Trà có cậu Hai dữ lắm hở?". Thì ra là bạn đã kịp lôi hết chuyện ở nhà kể cho cô nghe. Bạn bảo thế này: trong nhà Trà ai cũng dữ hết ớ, mẹ dữ, bà ngoại dữ, dì Út dữ, Trà cũng dữ nữa, em Thỏ sợ Trà lắm ớ!

Giờ ở lớp, cô gọi bạn là Đại Ca

6. Nhưng thỉnh thoảng bạn í cũng bị tồ đột xuất. Có một lần, Trà với mẹ nói chuyện về anh Nhím. Cô giáo hỏi:

_Anh Nhím là ai vậy con?

_ A, anh Nhím là ai con hổng biết?!

Cô đổi câu hỏi:

_ Thế anh Nhím là con của ai?

_ Anh Nhím ờ ờ....là con của ...Sơ ri

()

Mẹ vội đỡ lời:

_ Anh Nhím là con của Má Hai chứ.

Lúc này thì bắt đầu sáng ra

_ À, anh Nhím là con của M2, Sơ Ri là con của mẹ Ti, còn Trà là con của mẹ Thư.

_ Đúng rồi, con giỏi quá!

Nghe khen, bạn sung hẳn:

_ Anh Nhím học trường Tuổi Thơ, còn con học trường Ngôi Sao

_ Đúng luôn, con giỏi quá!

Sung tiếp:

_ Trường Tuổi Thơ ở xa lắm ớ. Xa tuốt bên Thái lan ba chì học ớ. Chỉ có trường Ngôi Sao của con là gần thôi.

Hức. Linh tinh dễ sợ!

7. Một tuần Trà được học bơi 1 lần. Đó là tiết học luôn được mong chờ nhiều nhất. Về nhà Trà kể mẹ nghe:

_ Bạn Diệp cũng mặc áo bơi màu xanh biển giống như con. Bạn Mi mặc áo bơi màu hồng. Bạn Cún mặc áo bơi màu tím. Nhưng mà có mấy bạn không mặc áo bơi. Chỉ mặc quần bơi không à!

_ Hehe, bạn nào chỉ mặc quần bơi? Phải bạn Lâm với bạn Bin không?

_ Ơ....Sao mẹ biết? Mẹ đâu có ngồi đó nhìn con bơi mà sao mẹ biết ta?

_ Hihi, đó là... bí mật của mẹ! Mỗi người đều có một bí mật kia mà.

Hôm khác nữa, bạn về nhà và hát lẩm nhẩm "Heo không đòi ăn cơm, heo không đòi ăn bánh...". Thế là mẹ tiếp luôn "....Heo chỉ cần em bế trên tay ầu ơ..."

Bạn mắt tròn mắt dẹt nhìn mẹ:

_ Ơ....Sao mẹ biết? Mẹ đâu có ngồi học với con đâu mà mẹ biết?

_ Hihi....đó là bí mật của mẹ.

Hehe, tự dưng bi giờ trong mắt bạn, mẹ là mẹ kì diệu lắm nhé. Như bà tiên ớ. Và mẹ thì sung sướng vì điều đó vô cùng ớ.

Người iu của Thỏ

Thỏ có người iu. Hôm qua mẹ mới biết nha. Mặc dù mẹ đã biết cô í trước đó, nhưng mãi đến hôm qua mẹ mới biết là cô í có tình cảm đặc biệt zí Thỏ. Đọc cái này bên blog cô, thấy zui quá, bèn cóp về để dành cho Thỏ nè. Cô đồng í nha cô!
Thỏ

Chúng ta cần làm gì đó để hạn chế lạm phát, ý kiến của anh ra sao?

Những điều đó thì tôi đã biết cả rồi (hơ hơ: ngáp)

Chúng ta cần bình tĩnh và tỉnh táo hơn...

Đừng nên quá căng thẳng. Trách nhiệm sẽ được chia đều cho tất cả thành viên

Nhưng tôi nhắc lại: chỉ có một ngừơi có quyền quyết định. Xin thưa, Tôi!

Việc cần làm ngay là các anh hãy điều chỉnh giá của các lọai hàng hóa cơ bản

Hỗ trợ tối đa cho ngành nông nghiệp & chế biến

Hạn chế nhập siêu, tăng thuế suất đối với các mặt hàng xa xỉ

Tôi rất đau đầu trước tình trạng ôtô xịn chạy đầy đường...

Trong khi người nghèo lại lo chạy ăn từng bữa vì giá cả

Nông ngư dân thì không có vốn tái sản xuất

Tôi thực sự rất đau lòng

Bằng mọi giá các anh phải hiến kế cho tôi, nếu không thì hãy từ chức!

Tôi thực sự xin lỗi nếu phải làm vậy. Tất cả đều vì đất nước

Hãy cùng hành động!

Em Thỏ thân mến!

Ngày nào cô cũng len lén vào blog Thỏ để ngắm Thỏ sau khi trải qua những công đọan khá phức tạp.

Sign in blog, vào home, vào update friends, tìm blog Thỏ, view blog Thỏ và xem ảnh hai chị em Thỏ. (mà tình trạng kết nối Internet ở chỗ cô làm rất kém sáng sủa)

Thỏ xinh lắm, cô nhìn hòai mà hổng biết chán. Cô rất muốn bế Thỏ về nhà nuôi, nhưng có vẻ đó là một ý định điên rồ. Thôi cô để ảnh Thỏ ở blog cô để cô dễ ngắm Thỏ hen. (Mặc dù chưa xin phép mẹ Thỏ)

Hehehe

-------------------

Hehehe, Thỏ mà đọc được entry này, chắc vui lắm! Thanks cô nhìu nhìu! Đợi Thỏ khỏi ốm, mình sẽ chính thức hẹn hò hen cô!